Bệnh đậu mùa khỉ là gì? 

Đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp, gây ra bởi một loại virus có liên quan đến bệnh đậu mùa phổ biến. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như phát ban, sốt, đau đầu, và nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Các nguồn lây nhiễm có thể là chăn ga gối, quần áo, khăn mặt, dịch tiết và giọt bắn đường hô hấp.

Hầu hết người mắc bệnh đậu mùa khỉ đều hồi phục sau vài tuần và tỷ lệ tử vong không cao. Tuy nhiên, những ca bệnh đậu mùa khỉ trở nặng và tử vong thường có ở người tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu.

Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ là do virus đậu mùa khỉ thuộc họ Poxviridae, giống Orthopoxvirus gây ra. Virus này chia thành hai chủng chính: Congo và Tây Phi.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Dấu hiệu

Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ đang được theo dõi và nghiên cứu để hiểu rõ hơn. Nguy cơ lây bệnh có thể liên quan đến việc truyền nhiễm qua giọt bắn từ đường hô hấp. Nếu bạn sống chung hoặc tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện tại, hầu hết các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đều ở trẻ em.

Một số dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em dễ nhận biết như:

  • Sốt và sốt cao,
  • Đau nhức cơ,
  • Sưng hạch bạch huyết, và phát ban.

Thường thì bệnh này kéo dài từ 2 đến 4 tuần và triệu chứng xuất hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.

Sau khi sốt khởi phát, ngứa ngáy và phát ban xuất hiện trong vòng 1 – 3 ngày. Ban đầu, các nốt ban đầu sẽ xuất hiện lưa thưa, sau đó chúng sẽ lan rộng và có thể đến hàng nghìn nốt. Mỗi nốt ban đầu chứa dịch được gọi là mủ. Khi được điều trị tốt, những nốt này sẽ dần đóng vảy và tiêu biến cho đến khi da trở lại trạng thái bình thường.

Thời gian ủ bệnh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi virus đậu mùa khỉ xâm nhập vào cơ thể con người, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 6-13 ngày hoặc thậm chí là 5-21 ngày. Sau giai đoạn ủ bệnh này, các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện, bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, cảm giác ớn lạnh, kiệt sức và các tổn thương trên da, thường là các nốt ban đầu nổi mủ và sau đó vỡ ra.

Ngoài ra, quan trọng là ngay cả khi không có triệu chứng, một người bệnh vẫn có thể truyền virus đậu mùa khỉ cho người khác, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đầu tiền và dễ nhận biết nhất đó sốt, đau đầu mạnh, đau lưng và cơ, cảm giác ớn lạnh, và kiệt sức. Người mắc bệnh cũng có thể phát triển nổi hạch. Sau giai đoạn sốt ban đầu, phát ban thường xuất hiện trong vòng 1 đến 3 ngày và có thể xuất hiện ở các khu vực như:

  • Trên toàn khuôn mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ phát ban trên khuôn mặt).
  • Lòng bàn tay và bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay và bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%).
  • Miệng.
  • Mắt.
  • Cơ quan sinh dục.

 Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào là câu hỏi mà nhiều người rất thắc mắc. Thông thường, bệnh đậu mùa khỉ sẽ lây qua các đường sau đây:

  • Tiếp xúc với máu, chất lỏng trong cơ thể hoặc giọt bắn đường hô hấp của người bệnh hoặc động vật mắc bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với thịt của động vật bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
  • Tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh, chẳng hạn như chăn ga gối, khăn mặt, quần áo…
  • Tiếp xúc với phần da bị tổn thương của người mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh. Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu người mẹ bị mắc bệnh trước đó.

Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không? có tử vong không?

Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm nữa đó là bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không? Bệnh đậu mùa khỉ thường gây phát ban, mẩn đỏ, và ngứa ngáy trên toàn cơ thể.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Hoa Kỳ), cứ 10 trường hợp bệnh đậu mùa khỉ nặng thì có 1 trường hợp dẫn đến tử vong. Và những ca tử vong thường do gặp một số biến chứng nặng, như:

  • Viêm phế quản phổi;
  • Nhiễm trùng huyết;
  • Viêm mô não, viêm não
  • Nhiễm trùng giác mạc, lớp ngoài trong của mắt
  • Nhiễm trùng thứ cấp
  • Nhiễm trùng giác mạc và dẫn đến mất thị lực.

Theo thống kê, đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong từ 0.03% (so với cúm là 0.15% và covid 19 là 3.4%) nên nhiều người còn chủ quan.

Bài viết khác