Đo nồng độ hormone tuyến giáp là xét nghiệm nhạy nhất để chẩn đoán suy giáp. Trong chứng suy giáp tiên phát, không có sự điều hòa ngược trực tiếp từ tuyến yên, và TSH huyết thanh luôn cao, trong khi nồng độ T4 huyết thanh thấp. Trong suy giáp thứ phát, nồng độ T4 tự do và TSH huyết thanh thấp (đôi khi TSH bình thường nhưng có hoạt tính sinh học giảm).

BỆNH SUY TUYẾN GIÁP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nhiều bệnh nhân bị suy giáp tiên phát có nồng độ triiodothyronine (T3) trong tuần hoàn bình thường, có thể do sự kích thích TSH kéo dài của tuyến giáp tổn thương, dẫn đến sự tổng hợp ưu tiên và sự bài tiết T3 hoạt tính sinh học. Vì vậy, nồng độ T3 huyết thanh không nhạy cho chẩn đoán suy giáp.

Thiếu máu thường gặp, thường là thiếu máu đẳng sắc hồng cầu bình thường và không rõ nguyên nhân, nhưng nó có thể thiếu máu nhược sắc do rong kinh và đôi khi hồng cầu to do thiếu máu ác tính hoặc giảm sự hấp thu folate. Thiếu máu hiếm khi trầm trọng (Hb thường > 9 g/dL hoặc 90 g/L). Khi tình trạng giảm chuyển hóa được điều chỉnh, thiếu máu sẽ giảm đi, đôi khi cần từ 6 đến 9 tháng.

Cholesterol huyết thanh thường cao ở suy giáp tiên phát, nhưng ít hơn trong suy giáp thứ phát. Ngoài suy giáp tiên phát và thứ phát, các điều kiện khác có thể gây ra giảm nồng độ T4 toàn phần, chẳng hạn như hội chứng euthyroid sick và thiếu hụt globulin gắn với thyroxine (TBG). Sàng lọc suy giáp được bảo đảm trong các quần thể chọn lọc (ví dụ như người lớn tuổi), trong đó nó là tương đối phổ biến hơn, đặc biệt là bởi vì biểu hiện của nó có thể là tinh tế. Sàng lọc được thực hiện bằng cách đo nồng độ TSH.

Điều trị Suy giáp như thế nào thì hiệu quả?

Viêm tuyến giáp - VnExpress Sức khỏe

Về điều trị suy giáp, L-Thyroxine, được điều chỉnh cho đến khi TSH ở mức trung bình bình thường. Các chế phẩm hormone tuyến giáp khác nhau có thể điều trị thay thế, bao gồm các chế phẩm T4 tổng hợp (L-thyroxine) levothyroxine, T3 (liothyronine), sự kết hợp của 2 hormone tổng hợp, và chiết xuất tuyến giáp động vật đông khô. L-Thyroxine được ưu tiên hơn; liều duy trì thông thường là 75 đến 150 mcg uống 1 lần/ngày, tùy thuộc vào độ tuổi, chỉ số khối cơ thể và sự hấp thụ (đối với liều trẻ em, xem Suy giáp ở Trẻ sơ sinh và Trẻ em). Liều khởi đầu ở những bệnh nhân trẻ hoặc trung tuổi khỏe mạnh có thể là 100 mcg hoặc 1,7 mcg/kg uống 1 lần/ngày.

Tuy nhiên, ở bệnh nhân bị bệnh tim, liệu pháp bắt đầu với liều lượng thấp, thường là 25 mcg một lần/ngày. Liều được điều chỉnh mỗi 6 tuần cho đến khi đạt được liều duy trì. Liều duy trì cần tăng ở phụ nữ mang thai. Cũng có thể cần tăng liều nếu dùng đồng thời các thuốc làm giảm hấp thu T4 hoặc tăng độ thanh thải chuyển hóa của nó. Liều dùng nên là thấp nhất để phục hồi nồng độ TSH huyết thanh xuống khoảng giữa của giá trị bình thường (mặc dù tiêu chuẩn này không thể dùng ở những bệnh nhân bị suy giáp thứ phát). Trong suy giáp thứ phát, liều L-thyroxine nên đạt được mức độ T4 tự do ở khoảng giữa của giá trị bình thường.

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? | Pacific Cross Vietnam

Không nên dùng Liothyronine đơn độc để thay thế lâu dài vì thời gian bán hủy ngắn và những đỉnh T3 huyết thanh lớn mà nó tạo ra. Việc sử dụng các liều thay thế tiêu chuẩn (25 đến 37,5 mcg 2 lần/ngày) làm tăng nhanh T3 huyết thanh từ 300 đến 1000 ng/dL (4,62 đến 15,4 nmol/L) trong vòng 4 giờ do sự hấp thụ gần như hoàn toàn; các giá trị này trở lại bình thường trong 24 giờ. Ngoài ra, bệnh nhân đang dùng liothyronine có cường giáp hóa học ít nhất vài giờ trong ngày, có khả năng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch tiềm ẩn.

Các mẫu tương tự T3 huyết thanh xảy ra khi uống hỗn hợp của T3 và T4, mặc dù đỉnh T3 thấp hơn vì ít T3 được đưa vào. Phác đồ thay thế với các chế phẩm T4 tổng hợp phản ánh các mẫu khác nhau trong đáp ứng T3 huyết thanh. Tăng nồng độ T3 huyết thanh xảy ra từ từ và nồng độ bình thường được duy trì khi liều lượng T4 thích hợp được đưa vào. Các chế phẩm tuyến giáp động vật đông khô có chứa lượng T3 và T4 thay đổi và không nên được kê toa trừ khi bệnh nhân đang sử dụng chế phẩm và có TSH huyết thanh bình thường.

Ở những bệnh nhân suy giáp thứ phát, l-thyroxine không nên được kê toa cho đến khi có bằng chứng bài tiết đủ cortisol (hoặc phải có liệu pháp điều trị cortisol), bởi vì L-thyroxine có thể thúc đẩy cơn suy thượng thận.

Hôn mê phù niêm được điều trị như sau:

  • Cho T4 tiêm tĩnh mạch
  • Corticosteroid
  • Chăm sóc hỗ trợ khi cần thiết
  • Chuyển sang T4 đường uống khi bệnh nhân ổn định

Bệnh nhân cần một liều lượng T4 ban đầu lớn (300 đến 500 mcg tiêm tĩnh mạch) hoặc T3 (25 đến 50 mcg tiêm tĩnh mạch). Liều duy trì tiêm tĩnh mạch T4 là 75 đến 100 mcg một lần/ngày và T3, 10 đến 20 mcg 2 lần/ngày cho đến khi có thể cho T4 đường uống. Corticosteroid cũng cần sử dụng vì khả năng suy giáp trung ương thường không thể loại trừ ngay từ ban đầu. Bệnh nhân không nên được làm ấm lại quá nhanh, có thể thúc đẩy hoặc làm nặng hạ huyết áp hoặc rối loạn nhịp tim.

Suy Giáp: Tuyến Giáp Kém Hoạt Động Một Cách Tự Nhiên

Tình trạng thiếu oxy máu rất phổ biến, vì vậy nên theo dõi PaO2. Nếu khả năng thông khí kém, cần phải có sự trợ giúp thở máy cơ học ngay lập tức. Các yếu tố thúc đẩy nên được điều trị nhanh chóng và kịp thời và bồi phụ dịch cẩn trọng, vì bệnh nhân suy giáp không bài tiết nước được thỏa đáng. Cuối cùng, tất cả các loại thuốc nên được sử dụng thận trọng vì chúng được chuyển hóa chậm hơn so với người khỏe mạnh.

Lưu ý ở người cao tuổi:

Suy giáp đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi. Nó xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ và 6% nam > 65 tuổi. Mặc dù thường dễ chẩn đoán ở người trẻ tuổi, nhưng suy giáp có thể tinh tế và biểu hiện không điển hình ở người lớn tuổi. Ở người cao tuổi, L-thyroxine bắt đầu với liều thấp, thường là 25 mcg một lần/ngày. Liều duy trì cũng có thể thấp hơn ở bệnh nhân cao tuổi.

Tất tần tật về suy giáp - Thông tin hữu ích bạn đừng bỏ qua!

Các bệnh nhân lớn tuổi có triệu chứng ít điển hình so với các bệnh nhân trẻ tuổi, và các sự phàn nàn của bệnh nhân thường rất tinh tế và mơ hồ. Nhiều bệnh nhân cao tuổi bị suy giáp có hội chứng lão hóa không đặc hiệu- lú lẫn, chán ăn, giảm cân, ngã, đại tiểu tiện không tự chủ và giảm tính vận động. Các triệu chứng cơ xương (đặc biệt là chứng đau khớp) xảy ra thường xuyên, nhưng viêm khớp rất hiếm. Đau và yếu cơ, thường giống đau đa cơ khớp hoặc viêm đa cơ, và có thể có nồng độ CK cao. Ở người cao tuổi, suy giáp có thể biểu hiện giống chứng mất trí hay chứng parkinson.

Những điểm chính cần lưu ý:

  • Suy giáp tiên phát là phổ biến nhất; đó là do bệnh lí tại tuyến giáp, và nồng độ TSH cao.
  • Suy giáp thứ phát ít phổ biến hơn; đó là do bệnh về tuyến yên hoặc vùng dưới đồi và nồng độ TSH thấp.
  • Các triệu chứng phát triển âm thầm và thường bao gồm không chịu được lạnh, táo bón và thay đổi nhận thức và/hoặc tính cách; sau đó, khuôn mặt trở nên sưng phù và khuôn mặt giảm biểu hiện cảm xúc.
  • Nồng độ thyroxine (T4) tự do luôn thấp, nhưng T3 có thể vẫn bình thường trong giai đoạn sớm của một số rối loạn.
  • TSH huyết thanh là xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất.
  • Uống T4 (L-thyroxine) là phương pháp điều trị được ưa thích hơn cả và được cho với liều thấp nhất để phục hồi mức TSH huyết thanh đến khoảng trung bình của giá trị bình thường.
  • Chứng hôn mê phù niêm là biến chứng đe dọa tính mạng đòi hỏi phải chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh suy giáp được thực hiện ở một số quần thể nhất định (ví dụ như bệnh nhân lớn tuổi), trong đó biểu hiện tương đối phổ biến hơn.

Bài viết khác