Đau nửa đầu sau là triệu chứng thường gặp nhưng nhiều người thường chủ quan và phớt lờ dấu hiệu này. Theo nhiều chuyên gia cảnh báo thì đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Trong trường hợp là triệu chứng nhất thời thì bạn không cần quá lo vì cơn đau sẽ qua nhanh khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, đau nửa đầu sau có thể thành bệnh mãn tính với một số đặc điểm như: cơn đau kéo dài, dai dẳng, mức độ đau từ nhẹ đến trung bình, ít gây cảm giác nhói như đau đầu vùng thái dương hoặc đau nửa đầu trước. Cơn đau khiến các cơ ở cổ và da đầu căng ra, cảm giác như có người đang kéo giật tóc về phía sau.
Tần suất xuất hiện thường ngẫu nhiên, có người đau 2 – 3 lần trong một tháng nhưng cũng có người thi thoảng mới xuất hiện triệu chứng này. Nếu tần suất đau vào khoảng 15 lần/tháng và trong 03 tháng liên tiếp đều có các cơn đau dai dẳng như này thì có thể bạn đã mắc đau nửa đầu sau mãn tính. Tuy nhiên, nếu cơn đau xuất hiện dày đặc, ngày nào cũng đau trong một khoảng thời gian cố định thì bạn nên đi gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị phù hợp.
Do căng thẳng: Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên đau đầu hoặc đau nửa đầu sau cho người bệnh. Các đợt đau thường kéo dài từ ngắn nhất là 30 phút hoặc lâu nhất là 7 ngày. Thông thường, người bệnh sẽ không cảm thấy nhói mà chỉ thấy đau âm ỉ trong đầu.
Do giảm áp lực nội sọ: Quanh não và tủy sống thường có dịch não tủy chảy quanh với vai trò bảo vệ nhu mô não. Tuy nhiên, khi dịch tủy não bị rò rỉ sẽ làm áp suất ở nội sọ bị thấp gây nên các cơn đau nửa đầu sau. Hiện tượng này có thể ngẫu nhiên xảy ra nhưng cũng có thể do tai nạn, chấn thương cột sống, chọc dịch não tủy không cẩn thận khiến chúng bị rò rỉ ra ngoài.
Khi ngồi sai tư thế trong thời gian dài: Cổ sẽ phải vươn nhoài ra phía trước hoặc cúi gập xuống, lưng cong khiến trọng lượng cơ thể dồn lên các nhóm cơ gây ra các cơn đau, nhức mỏi.
Cơn đau nửa đầu sau xuất hiện từ gáy rồi lan truyền dần dần đến vùng phía sau đầu. Ví dụ điển hình của ngồi sai tư thế là khi làm việc hoặc ngồi lướt điện thoại quá nhiều trong thời gian dài.
Lạm dụng các dòng thuốc giảm đau: Các dòng thuốc giảm đau không kê đơn thường có thể giúp bạn giảm đau trong thời gian ngắn nhưng về lâu về dài thì không quá phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Việc lạm dụng sẽ khiến cơ thể bị nhờn thuốc và công hiệu không còn hiệu quả như hồi trước nữa. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm lâu dài có thể gây suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể.
Cơn đau diễn ra dai dẳng và sẽ không ngừng đau khi dừng thuốc. Một số biểu hiện đi kèm như lo lắng, mệt mỏi, khó chịu, giảm trí nhớ, buồn nôn hoặc nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm.
Các bệnh lý về đốt sống cổ: Viêm khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống, thoái hóa cột sống đều khiến các đốt xương tại vị trí 1, 2, 3 bị viêm và sưng đau. Bất kỳ dấu hiệu chấn thương nào đều có thể tạo ra các áp lực chèn ép lên dây thần kinh, đặc biệt là vùng dây thần kinh chẩm bé, chẩm lớn ở vùng sau não gây ra cơn đau nửa đầu sau. Cơn đau bắt đầu từ cổ rồi lan dần lên vùng gáy và phía sau đầu.
Do chọc dò tủy sống: Chọc dò tủy sống vùng thắt lưng là một thủ thuật y khoa mà trong đó các bác sĩ dùng kim tiêm để trích xuất dịch não tủy ở vị trí cột sống thắt lưng. Do áp suất trong khoang não tủy thay đổi đột ngột nên thường dẫn đến các cơn đau nửa đầu phía sau.
Chứng đau đầu vận mạch (Migrane): Chứng đau đầu vận mạch xuất hiện các cơ co thắt mãnh liệt của hệ thống mạch máu não khiến người bệnh thiếu máu tạm thời và gây ra cơn đâu tại bất cứ vùng nào trên da đầu, trong đó có đau nửa đầu sau.
Đau thần kinh chẩm, hay còn gọi là Arnold’s neuralgia, xảy ra do các dây thần kinh chạy từ tủy sống (phần đốt sống cổ thứ hai, thứ ba) đến phần vùng gáy bị viêm. Ngoài ra, nguyên nhân có thể đến từ việc dây thần kinh chẩm bị kích thích/ ép do cơ căng cơ vùng cổ hoặc gặp chấn thương khi có va đập, tai nạn.
Chứng đau đầu cụm khá hiếm gặp nhưng không phải không có và khi xảy ra thường rất đau đớn, khó chịu, kèm theo cảm giác ê buốt, xuyên thấu. Cơn đau thường xuất hiện bất ngờ gây nhức nhối dữ dội, cơn đau nhói lên theo từng nhịp mạch đập và có thể hết nhanh chóng hoặc thuyên giảm từ từ.
Chứng đau đầu Cervicogeni: Cervicogenic thường xuất hiện ở những người có tiền sử chấn thương cổ khiến dây thần kinh thường xuyên bị chèn ép, co thắt hoặc những người đang gặp thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp.
Nếu nguyên nhân gây đau nửa đầu sau không phải đến từ bệnh lý thì bạn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu là do bệnh lý thì cần phải có những chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo có cách điều trị phù hợp, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân.