Chất điện giải đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể người bởi chúng được tế bào duy trì sự trao đổi chất và các hoạt động của cơ thể. Chất điện giải là những khoáng chất và chất dịch mang điện tích tồn tại trong máu nước tiểu và mô cơ thể ở dạng muối không tan. Chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng điện tích, giúp các quá trình trao đổi diễn ra bình thường.
1. Xét nghiệm Điện giải đồ?
Ý nghĩa của xét nghiệm các chất điện giải được làm rõ qua các chỉ số trong bộ xét nghiệm các chất điện giải. Bộ xét nghiệm này bao gồm các xét nghiệm định lượng nồng độ các ion điện giải quan trọng nhất như Natri, Kali, Clo.. và thường được chỉ định như là một phần của bộ xét nghiệm thường quy, đôi khi có thể chỉ định như là một xét nghiệm riêng biệt giúp hỗ trợ chẩn đoán khi bệnh nhân có các triệu chứng như phù nề, buồn nôn, yếu hoặc rối loạn nhịp tim. Xét nghiệm bộ điện giải giúp bác sĩ theo dõi điều trị một số bệnh lý nhất định như tăng huyết áp, suy tim, bệnh lý gan và thận của người bệnh, giúp xác định nguyên nhân và điều trị để khôi phục lại sự cân bằng điện giải thích hợp của cơ thể.
2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Điện giải đồ?
Xét nghiệm điện giải đồ định lượng nồng độ chất điện giải được thực hiện với mẫu máu được lấy trên bệnh nhân. Do đó, bạn cần đến trung tâm xét nghiệm có dịch vụ xét nghiệm này để thực hiện lấy máu và đưa mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm phân tích. Một số thực phẩm liên quan hoặc thuốc điều trị có thể được lưu ý ngưng sử dụng nếu chúng làm ảnh hưởng đến nồng độ chất điện giải trong cơ thể.
3. Kết quả xét nghiệm điện giải đồ nói lên điều gì?
Phản ánh tình trạng bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn Natri máu.
Bình thường lượng natri trong máu từ 135-145 mmol/l có vai trò duy trì áp suất thẩm thấu. Vì một nguyên nhân nào đó mà lượng natri trong máu vượt quá mức bình thường gây mất nước trong tế bào, phù, tăng huyết áp biểu hiện trên lâm sàng: Khát nước, sụt cân, da nhão, tim nhanh, thiểu niệu nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mê sảng, hôn mê. Các nguyên nhân gây tăng Natri máu thường gặp: Hội chứng Cushing do thuốc corticoid, hội chứng Conn do tăng aldosteron tiên phát, trong bệnh lý đái tháo nhạt, hôn mê trong tăng áp lực thẩm thấu trong đái tháo đường
Khi lượng natri trong máu dưới 135 mmol/l hậu quả giảm Natri máu gây nhược trương tế bào nước sẽ vào tế bào, giảm khối lượng máu, giảm huyết áp, có thể trụy tim mạch, làm thiểu niệu gây suy thận, có thể phù não… nếu không được bù natri kịp thời có thể sốc và hôn mê. Các nguyên nhân thường gặp: Nôn nhiều , tiêu chảy, say nắng, ra mồ hôi nhiều, thiểu năng vỏ thượng thận (addison), tổn thương ống thận nặng, suy thận mạn, dùng thuốc lợi tiểu.
Phản ánh tình trạng bệnh lý liên quan đến rối loạn kali máu: Bình thường lượng kali trong máu từ 3,5-5 mmol/l, kali cùng với một số ion khác của nội bào tạo nên áp suất thẩm thấu cho nội bào, đóng vai trò quan trọng trong co cơ, dẫn truyền thần kinh, hoạt động enzym,…
Khi nồng độ Kali máu lớn hơn 5 mmol/l biểu hiện lâm sàng như: Toàn thân tê bì, ngứa, dị cảm, đặc biệt ở vùng quanh miệng và chi dưới, thờ ơ, lú lẫn, rối loạn tâm thần. Rối loạn cơ vân: Cảm giác mệt, yếu cơ. Tim: Rối loạn nhịp tim; rối loạn tiểu tiện; nôn, ỉa chảy, có khi liệt ruột. Tăng kali máu trầm trọng có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột gây tử vong. Các nguyên nhân gây tăng kali máu: Suy thận, sốc, chấn thương nặng, bỏng nặng, tiêu cơ vân, nhiễm toan, suy vỏ thượng thận.
Khi lượng kali máu dưới 3,5 mmol/l, sẽ có những biểu hiện như: Yếu cơ, đau cơ, chuột rút, táo bón, biểu hiện tim mạch như rối loạn nhịp, huyết áp giảm. Nếu không được bù kali có thể dẫn đến loạn nhịp kiểu xoắn đỉnh, ngừng tim. Nguyên nhân thường gặp: Nhịn đói, nghiện rượu, kém hấp thu, mất nhiều qua đường tiêu hóa nôn nhiều, ỉa lỏng, do dùng thuốc lợi tiểu.
Phản ánh tình trạng bệnh lý liên quan đến rối loạn Clo: Nồng độ Clo trong máu bình thường từ 90-110 mmol/l tạo nên áp suất thẩm thấu của cơ thể.
Bệnh nhân bị tăng nồng độ clo máu (hyperchloremic) thường có những triệu chứng lâm sàng như: Yếu cơ, thở nhanh sâu, mệt lả. Nguyên nhân: Mất nước, đái tháo nhạt, ưu năng vỏ thượng thận, đái tháo đường
Bệnh nhân bị giảm nồng độ clo máu (hypochloremia) có thể có biểu hiện tăng trương lực cơ, cơn co cứng cơ (tetany) và thở nông. Nguyên nhân: Mất muối, ăn nhạt, thiểu năng vỏ thượng thận.
4. Model máy xét nghiệm thường được sử dụng để chấn đoán kết quả điện giải đồ
ISE SERIES gồm nhiều loại máy xét nghiệm điện giải hoàn toàn tự động cho phép phòng xét nghiệm xác định nồng độ điện giải trong máu, nước tiểu chính xác và tin cậy. Các máy xét nghiệm hoạt động độc lập và mạnh mẽ giúp xác định nồng độ điện giải nhanh, hiệu quả mà không yêu cầu thêm nguồn lực bên ngoài hoặc trang bị thêm máy tính.
ISE series có thể đo được 7 thông số khác nhau: Sodium, Potassium, Chloride, Calcium, Lithium và pH dựa vào công nghệ điện cực chọn lọc ion và Bicarbonates (TCO2) dựa vào phương pháp áp suất kế (Manometric method). Máy tự động tính toán Calcium toàn phần và Anion Gap, đây là chỉ số quan trọng trong cấp cứu và chăm sóc chuyên sâu.
Dòng series gồm 6 loại máy, mỗi máy thiết kế phù hợp với nhu cầu từng phòng xét nghiệm: ISE 2000, ISE 3000, ISE 4000, ISE 4500, ISE 5000, ISE 6000. Để biết thêm chi tiết về thông số kỹ thuật, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!