Hiện nay, các khoa học kĩ thuật đã phát triển hơn, có nhiều loại xét nghiệm nhanh chóng để chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H.pylori. Xét nghiệm H.pylori dương tính giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán được và thăm dò được tình trạng của bệnh dạ dày.

Test nhanh Helicobacter pylori Ab

1. Xét nghiệm H.pylori dương tính là gì?

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là loại xoắn quẩy gram âm, sống được ở trong môi trường dạ dày người với khả năng lây nhiễm rất cao. Hầu hết các nước trên thế giới đều có thể có nguy cơ mắc vi khuẩn này nếu như không đưa ra được một biện pháp phòng ngừa thật hiệu quả. Loại vi khuẩn này được định nghĩa theo hai dạng đó là âm tính và dương tính. Khi tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ không tìm thấy sự xuất hiện của vi khuẩn H.pylori trong dạ dày thì sẽ là xét nghiệm Hp âm tính, ngược lại khi có vi khuẩn H.pylori trong dạ dày đó sẽ là xét nghiệm Hp dương tính. Khi ở trong cơ thể con người, cụ thể là dạ dày, vi khuẩn H.pylori có thể gây phá hủy lớp niêm mạc gây tổn thương hay viêm loét dạ dày gây nên một số bệnh như là: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày và nguy hiểm hơn nữa đó là nguy cơ gây ung thư dạ dày.

2. Các phương pháp xét nghiệm Hp

Các bác sĩ thực hiện xét nghiệm Hp nhằm mục đích để xác định xem bạn có bị nhiễm các vi khuẩn H.pylori hay không, nếu kết quả là xét nghiệm H.pylori dương tính thì trong cơ thể bạn có vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này có thể gây viêm loét dạ dày nhưng không phải 100% người nhiễm vi khuẩn đều mắc bệnh. Thông thường, để kiểm tra xem cơ thể có vi khuẩn Hp hay không bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm 4 xét nghiệm sau đây.

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm H.pylori IgG dương tính | TCI Hospital

Xét nghiệm máu: Khi tiến hành làm xét nghiệm Hp, bác sĩ sẽ lấy máu của bệnh nhân để làm bệnh phẩm. Sau đó sẽ kiểm tra xem liệu cơ thể của bệnh nhân có kháng thể chống lại các vi khuẩn H.pylori có thể là HP IgG hoặc IgM. Nếu kết quả là máu của bệnh nhân có kháng thể với vi khuẩn H.pylori có nghĩa là bạn hoặc đã từng nhiễm vi khuẩn H.pylori đồng nghĩa với kết quả xét nghiệm H.pylori dương tính.

Xét nghiệm kháng nguyên trong phân: Các bác sĩ thực hiện xét nghiệm kháng nguyên trong phân để tiến hành kiểm tra xem có chất kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn H.pylori. Kết quả của xét nghiệm này nhằm để hỗ trợ cho việc chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H.pylori hoặc là để kiểm tra xem việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm vi khuẩn H.pylori có đạt kết quả hay không.

Xét nghiệm hơi thở: Đây là xét nghiệm phát hiện có hay không có vi khuẩn Hp sinh sống trong môi trường dạ dày từ đó chẩn đoán hiện tại bệnh nhân có bị nhiễm Hp hay không. Đây là một trong các xét nghiệm không can thiệp nhưng có độ chính xác cao trong chẩn đoán Hp.

Sinh thiết dạ dày: Tiến hành nội soi, mẫu xét nghiệm sẽ được lấy từ lớp niêm mạc của dạ dày và ruột non của bệnh nhân. Từ các mẫu sinh thiết thu được sẽ thực hiện các xét nghiệm khác nhau để thử xem có vi khuẩn Hp trong đó như giải phẫu bệnh (nhuộm HE) hoặc làm CLO test.

3. Khi nào thì cần làm các xét nghiệm Hp?

Thông thường, khi mới nhiễm vi khuẩn Hp không gây ra một triệu chứng cụ thể nào cả. Cho đến khi có các hiện tượng viêm dạ dày, đại tràng xuất hiện, sau đó các biểu hiện cụ thể mới xuất hiện. Một trong những dấu hiệu rõ nét nhất về việc nhiễm vi khuẩn Hp chính là tình trạng đau bụng âm ỉ, khó chịu trong người, cụ thể như là:

Những điều cần biết trước khi xét nghiệm vi khuẩn Hp trong máu

  • Bị đau bụng nhiều lần.
  • Bị tụt cân mà không rõ nguyên nhân.
  • Thường xuyên ợ hơi.
  • Luôn có cảm giác no và đầy hơi, chướng bụng.
  • Chóng mặt buồn nôn.
  • Nôn khan vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.

Ngoài những triệu chứng cụ thể kể trên, ở một vài bệnh nhân khác còn xuất hiện những triệu chứng khác nặng hơn như là trong phân có máu hoặc phân đen, nôn ra máu. Khi có những triệu chứng như vậy, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tiến hành làm xét nghiệm Hp. Nếu kết quả xét nghiệm H.pylori dương tính bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Bài viết khác