Lấy mẫu bệnh phẩm là một kỹ thuật rất quan trọng, cần thực hiện theo đúng quy tắc để đảm bảo có được kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Từ đó làm cơ sở đáng tin cậy, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và lên phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Vậy cần lưu ý những gì trong quy trình lấy mẫu xét nghiệm bệnh phẩm?

Cần lưu ý những gì trong quy trình lấy mẫu xét nghiệm bệnh phẩm? | Medlatec

Nguyên tắc lấy mẫu xét nghiệm

Tùy vào từng trường hợp, mẫu bệnh phẩm được lấy để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh sẽ khác nhau. Một số mẫu bệnh phẩm thường được thu thập có thể kể đến như mẫu máu, mẫu nước tiểu, mảnh sinh thiết da, đờm, nước bọt, dịch mũi, dịch tỵ hầu, dịch phế quản, dịch não tủy, dịch nội khí quản, dịch phết phân,… Nhưng dù là loại mẫu bệnh phẩm nào cũng cần đảm bảo những nguyên tắc nhất định trong quy trình thực hiện để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm:

– Nguyên tắc lấy trúng: Trong quy trình lấy mẫu bệnh phẩm, kỹ thuật viên cần đảm bảo lấy đúng ở vùng tổn thương.

– Nguyên tắc lấy đủ: Kỹ thuật viên cần lấy đủ số lượng và đủ thành phần của mẫu bệnh phẩm để đảm bảo cho công tác chẩn đoán bệnh.

Đối với một số trường hợp lấy mẫu bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm vi sinh thì cần đảm bảo thêm một số nguyên tắc như sau: Lấy mẫu bệnh phẩm đúng thời điểm, lấy trước khi dùng thuốc kháng sinh và nên vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm sớm (tốt nhất là trong khoảng 2 tiếng), đảm bảo vô trùng với những bệnh phẩm ở vị trí vô trùng.

Lưu ý trong quy trình lấy mẫu xét nghiệm bệnh phẩm 

Xander chuyên lấy máu xét nghiệm | LILY - Cộng đồng tâm sự & hỏi đáp sức  khoẻ

– Lấy bệnh phẩm máu: Cần chuẩn bị dụng cụ chứa mẫu phù hợp với từng loại xét nghiệm. Chẳng hạn, ống tím có chất chống đông EDTA thường được dùng để chứa mẫu máu phục vụ cho xét nghiệm công thức máu. ống có chất chống đông Heparin phù hợp với xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch vi sinh,…

– Lấy mẫu nước tiểu: Chỉ lấy nước tiểu vài dây sau khi bắt đầu tiểu. Người bệnh sẽ đi tiểu vào lọ nhựa nhưng lưu ý không chạm vào bên trong hoặc vành của lọ nhựa. Sau đó, nhân viên y tế sẽ tiến hành dán nhãn lọ đựng nước tiểu.

– Lấy nốt phỏng, vảy trên da: Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy vảy da tại vị trí tổn thương để chuyển vào dung dịch nước muối sinh lý hoặc Phosphate buffered saline. Đối với những trường hợp lấy dịch tại nốt phỏng thì cần dùng bông đã được thấm cồn để lau nhẹ nhàng vùng da quanh nốt phỏng, làm vỡ nốt phỏng và lấy mẫu bệnh phẩm tại vùng viền hoặc đáy tổn thương bằng cách miết nhẹ đầu tăm bông lên vị trí cần lấy mẫu.

– Lấy mẫu dịch tỵ hầu: Đối với loại bệnh phẩm này, cần thực hiện lấy đúng chỗ. Người bệnh cần nghiêng đầu ra sau khoảng 70 độ. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy tăm bông đưa vào mũi và nhẹ nhàng xoay tăm bông đi sâu khoảng 1⁄2 độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía. Khi đã bảo đảm về độ sâu, cần giữ tăm bông trong khoảng 5 giây để dịch có thể thấm tối đa vào tăm bông. Sau đó, rút tăm bông và bảo quản theo đúng quy trình.

– Lấy mẫu dịch nội khí quản: Phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp đang thở máy và đặt nội khí quản. Các bác sĩ sẽ dùng ống hút dịch để tiêm hút dịch theo đường ống đã đặt. Sau đó, chuyển dịch này vào tuýp nhựa có chứa môi trường vận chuyển virus.

– Lấy mẫu dịch ngoáy trực tràng và mẫu phân: Bệnh nhân cần nằm nghiêng sang bên trái, đồng thời đùi cần gập sát bụng. Bác sĩ sẽ dùng tăm bông đã được thấm ước bằng nước muối vô trùng để luồn qua cơ vòng hậu môn và sau đó tiến hành xoay nhẹ nhàng để đảm bảo đầu tăm bông có dính phân. Sau đó, đặt tăm bông có chứa mẫu bệnh phẩm vào môi trường bảo quản.

– Lấy mẫu dịch não tủy: Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm này rất phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật viên có kinh nghiệm lâu năm thực hiện. Thông thường, để đảm bảo công tác thực hiện xét nghiệm, mẫu bệnh phẩm cần lấy là khoảng 0,5 ml dịch não tủy được chia ra khoảng 3 tuýp riêng biệt.

Giải đáp 7 câu hỏi thường gặp nhất về xét nghiệm máu, nhiều người lơ mơ  nhất về câu hỏi thứ 4

Sau khi thực hiện xong bước lấy mẫu, cần đảm bảo trên mẫu bệnh phẩm có ghi rõ thông tin cá nhân của người bệnh, bao gồm tên, tuổi, số giường, tên khoa,… Đồng thời, nhân viên y tế cũng cần cập nhật vào bệnh án những thông tin về ngày giờ lấy mẫu, tình trạng sức khỏe của người bệnh trước, trong và sau khi lấy mẫu.

Sau khi đã thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm đúng kỹ thuật, kỹ thuật viên cũng cần bảo quản mẫu xét nghiệm theo đúng quy trình để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác.

Cần bảo quản đúng quy tắc và đảm bảo thông tin của bệnh nhân trên mẫu bệnh phẩm

Xét nghiệm máu buổi chiều có cần nhịn ăn?

– Người lấy mẫu: Cần được đào tạo kỹ năng lấy mẫu bài bản và đảm bảo thành thục những kỹ năng này. Cần sử dụng những trang thiết bị, đồ bảo hộ cá nhân cần thiết như găng tay, đồ bảo hộ, khẩu trang,… Lưu ý sát khuẩn trước khi thực hiện lấy mẫu, thu dọn xử lý dụng cụ lấy mẫu đúng theo quy định.

– Người được lấy mẫu: Để đảm bảo an toàn cho người được lấy mẫu, dụng cụ lấy mẫu chỉ dùng một lần và được khử trùng trước khi thực hiện. Khu vực lấy mẫu cần riêng biệt và đảm bảo sạch sẽ.

– Lưu ý cần thu gom và xử lý chất thải từ phòng xét nghiệm theo đúng quy định, tiến hành khử nhiễm để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Đối với những trường hợp xảy ra sự cố tràn đổ thì cần xử lý theo đúng quy trình.

Để đảm bảo an toàn sinh học, đảm bảo chất lượng xét nghiệm, Quý Đối tác, Khách hàng có thể tham khảo triển khai hình thức Labo thông minh với hệ thống xét nghiệm tự động hoá hoàn toàn.

Bài viết khác