Viêm gan D gây ra bởi một loại vi-rút RNA khiếm khuyết (tác nhân delta) mà chỉ có thể nhân lên khi có vi-rút viêm gan B. Bệnh xảy ra đặc biệt dưới dạng đồng nhiễm với viêm gan B cấp tính hoặc bội nhiễm ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Viêm gan D thường lây truyền qua tiếp xúc kiểu tiêm truyền hoặc tiếp xúc qua niêm mạc với máu nhiễm bệnh hoặc dịch cơ thể. Các tế bào gan bị nhiễm bệnh chứa các hạt delta có lớp bao phủ là kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg).

Xét nghiệm HDV AB chẩn đoán viêm gan D | Medlatec

Sự lưu hành của vi-rút viêm gan D (HDV) rất khác nhau giữa các vùng địa lý, một số quốc gia một số quốc gia có ổ dịch. Người tiêm chích ma túy có nguy cơ tương đối cao, nhưng HDV không như viêm gan B (HBV), vẫn chưa lan rộng trong cộng đồng đồng tính.

Nhiễm viêm gan D cấp tính thường biểu hiện dưới dạng:

  • Nhiễm HBV cấp tính nặng bất thường (đồng nhiễm)
  • Bùng phát cấp tính ở những người mang HBV mạn tính (bội nhiễm)
  • Tiến trình nhiễm HBV mạn tính tương đối dữ dội

Cách chẩn đoán viêm gan D thông qua các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm huyết thanh học
 Viêm gan D có chữa được không và cách phòng ngừa

Ở chẩn đoán ban đầu của viêm gan cấp tính, viêm gan vi-rút cần được phân biệt với các rối loạn khác gây bệnh vàng da (xem hình Cách tiếp cận đơn giản đối với viêm gan vi-rút cấp tính). Nếu nghi ngờ viêm gan vi-rút cấp tính, các xét nghiệm sau đây cần được thực hiện để sàng lọc vi-rút viêm gan A, B và C:

  • Kháng thể IgM kháng vi-rút viêm gan A (IgM anti-HAV)

  • Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg)

  • Kháng thể IgM kháng vi-rút viêm gan B (IgM anti-HBc)

  • Kháng thể kháng vi-rút viêm gan C (anti-HCV) và PCR tìm RNA viêm gan C (HCV RNA)

Cần đo nồng độ kháng thể kháng HDV (anti-HDV) nếu xét nghiệm huyết thanh học viêm gan B khẳng định nhiễm và biểu hiện lâm sàng nặng. Anti-HDV thể hiện đang bị nhiễm. Có thể không phát hiện được cho đến vài tuần sau khi bị bệnh cấp tính.

Định lượng HDV RNA trong chẩn đoán viêm gan D | Medlatec

Không có phương pháp điều trị làm giảm viêm gan vi-rút cấp tính, gồm cả viêm gan D. Cần tránh uống rượu bởi uống rượu có thể làm tăng tổn thương gan. Các hạn chế hoạt động hoặc kiêng khem, bao gồm chỉ định thường gặp là nghỉ ngơi tại giường, đều không có cơ sở khoa học. Thuốc duy nhất được chấp nhận để điều trị viêm gan D mạn tính là interferon-alfa, mặc dù pegylated interferon-alpha có thể có hiệu quả tương đương. Nên điều trị kéo dài 1 năm, mặc dù người ta vẫn chưa rõ liệu điều trị lâu hơn có hiệu quả cao hơn hay không. Viêm gan D cũng được điều trị trong các thử nghiệm lâm sàng.

Bài viết khác